TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Mã nghề: 6520263
Thời gian đào tạo: 2,5 năm (5 học kỳ)
Hình thức đào tạo: Chính quy
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Học phí: 5.800.000 đồng/1 học kỳ (5 tháng)

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Mã nghề: 5520263
Thời gian đào tạo: 2,5 năm (5 học kỳ)
Hình thức đào tạo: Chính quy
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên
Học phí: Miễn học phí cho HS tốt nghiệp THCS học trung cấp

Tổng quan

Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”.

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ điện tử. Cùng với sự phát triển của công nghệ và máy móc hiện đại, các robot đang không ngừng phát triển về số lượng cũng như khả năng của chúng. Robot ngày càng thông minh, đảm nhận thay thế những công việc mà con người không thể thực hiện như đi vào vùng phóng xạ, giải cứu người trong hoả hoạn… Thế hệ tương lai sắp tới đón nhận robot vào những công việc trong gia đình như trông nhà, dọn dẹp nhà cửa, theo dõi sức khoẻ… Mỗi robot có bộ phận xử lý trung tâm (não bộ) (ngày nay còn được tích hợp thêm trí thông minh nhân tạo), các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di chuyển…), và các bộ phận cảm nhận (cảm biến) ghi nhận kích thích để gửi về bộ phận xử lý trung tâm. Robot chính là một sản phẩm của nghề Cơ điện tử.

Nội dung đào tạo

  • Sử dụng các thiết bị đo điện, cơ khí.
  • Vẽ kỹ thuật, autocad áp dụng gia công các chi tiết cơ khí trên máy công cụ hoặc máy CNC.
  • Lập trình vi điều khiển, điều khiển động cơ điện trong các hệ thống của công ty sản xuất trong thực tế.
  • Bảo trì các cơ cấu cơ khí, bảo trì nâng cao của hệ thống cơ điện tử và lập trình nâng cao hệ thống PLC.
  • Vận dụng các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot,  các  loại  cảm  biến, mạng truyền thông công nghiệp trong công việc chuyên của nghề.
  • Quản lý, tổ chức, bảo trì được các hệ thống công nghiệp, ứng dụng máy tính trong quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì các hệ thống công nghiệp trong các công ty, xí nghiệp.
  • Bảo trì, sửa chữa các cơ cấu truyền động cơ khí, các thiết bị điện – điện tử, hệ thống thủy lực – khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử.

Vị trí việc làm

  • Kỹ thuật viên vận hành các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
  • Kỹ thuật viên lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
  • Kỹ thuật viên bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.
  • Cán bộ tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm.
  • Có khả năng tự tạo việc làm và làm việc độc lập, tự mở các công ty về lắp đặt các hệ thống điện, cũng như tham gia bán hàng liên quan đến các thiết bị điện…
  • Làm việc tại bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử.
  • Làm việc tại bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử, khí nén, thủy lực.

Video giới thiệu nghề